Ngành Thương mại - Phân phối đóng vai trò vô cùng quan trọng, là cầu nối giữa Nhà sản xuất; Đại lý; Điểm bán lẻ và Người tiêu dùng. Theo Nielsen, năm 2020, Việt Nam đã vượt qua Philippines và Indonesia để trở thành quốc gia có chỉ số niềm tin người tiêu dùng (CII) đứng thứ 2 thế giới.
Nếu như giai đoạn 2016 – 2019, là thời kỳ ngành phân phối – bán lẻ Việt Nam phát triển rầm rộ với những siêu thị, đại siêu thị lớn để thu hút sự chú ý của khách hàng như Big C, Metro, Co.opmart; Lotte Mart,… thì năm nay là thời “lên ngôi” của các siêu thị nhỏ tiêu biểu như chuỗi siêu thị Bách Hoá Xanh, Vinmart rải rác trong các khu dân cư và chuỗi cửa hàng tiện lợi như Circle K, G7 Mart, 7 eleven,… Nguyên do của sự thay đổi bất ngờ này là các siêu thị nhỏ, cửa hàng tiện lợi có lưu lượng khách không quá đông, dễ dàng áp dụng tốt các biện pháp chống dịch an toàn, không bị buộc phải đóng cửa ngay cả trong thời kỳ giãn cách xã hội trong khi giá cả bình ổn, các mặt hàng phong phú, đa dạng không kém gì chợ truyền thống hay siêu thị lớn.
Còn với kênh phân phối truyền thống, dù bị người tiêu dùng ngày càng “xa rời” nhưng nó cũng không dễ dàng đánh mất vai trò nền tảng của mình. Năm 2020 đã chứng kiến sự thay đổi của kênh phân phối truyền thống khi kết hợp với kênh phân phối trực tuyến để đưa sản phẩm lên các phương tiện truyền thông, sàn thương mại điện tử tạo ra xu hướng phân phối offline kết hợp online.
Riêng về kênh phân phối trực tuyến thì có sự bùng nổ mạnh mẽ chưa từng thấy. Trước đây, người tiêu dùng tương tác, sử dụng các công cụ trực tuyến để mua sắm chủ yếu là một bộ phận giới trẻ. Tuy nhiên, khi dịch Covid-19 bùng phát, thói quen mua sắm trực tuyến đã tăng nhanh, lan sang mọi tầng lớp, lứa tuổi.
Tình hình dịch bệnh Covid-19 trong thời gian vừa qua đã ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ đời sống kinh tế - xã hội của Việt Nam, trong đó có ngành thương mại - phân phối. Các quy định về giãn cách xã hội đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng về nguyên vật liệu, thị trường lao động, lưu thông hàng hoá, làm gia tăng chi phí sản xuất và chi phí vận chuyển, …
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và kéo dài, đánh thẳng vào các khu công nghiệp và các “đầu tàu” kinh tế như TP HCM, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai… đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thương mại và dịch vụ. Tăng trưởng âm trong 9 tháng năm 2021 của một số ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn đã làm giảm mức tăng chung của khu vực dịch vụ và toàn bộ nền kinh tế.
Cụ thể, ngành bán buôn, bán lẻ giảm 3,1% so với cùng kỳ năm trước, làm giảm 0,3 điểm phần trăm trong tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Ngành vận tải kho bãi giảm 7,79%. Đáng chú ý, ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống tiếp tục giảm mạnh trong tháng 9/2021 khiến mức giảm 9 tháng lên tới 23,18%.
Với kiến thức và kinh nghiệm chuyên sâu về nghiên cứu, phân tích, phát triển Giải pháp Hoạch Định Nguồn Lực Doanh Nghiệp (ERP) tại Châu Âu. Chúng tôi xây dựng Giải pháp ExpertERP theo công nghệ tiên tiến, chuẩn mực quốc tế với quy trình vừa đáp ứng theo hướng đa ngành, vừa có thể giải quyết các bài toán đặc thù và yêu cầu quản lý chuyên sâu theo ngành nghề.
Với đội ngũ chuyên gia nhiều kinh nghiệm, đã triển khai thành công cho doanh nghiệp sản xuất dược phẩm tại Việt Nam. Giải pháp Quản lý tổng thể ExpertERP áp dụng cho toàn bộ hoạt động kinh doanh – sản xuất của doanh nghiệp, nhờ áp dụng trên một nền tảng duy nhất về hệ thống, phần mềm và cơ sở dữ liệu nên luồng dữ liệu thông tin đảm bảo tính xuyên suốt, liền mạch, tức thời, chính xác. Cho phép truy cập dữ liệu và thống kê, báo cáo tức thời, “Mọi lúc – Mọi nơi – Trên mọi thiết bị”, hỗ trợ Ban Lãnh Đạo ra quyết định kịp thời, đúng đắn.
Tình hình đại dịch Covid 19 sẽ còn tiếp tục tác động xấu và gây ra nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp nói chung, ngành thương mại - phân phối nói riêng. Tuy nhiên đây lại là thời điểm thuận lợi để doanh nghiệp ổn cố, chuẩn tắc lại toàn bộ hoạt động, tiến đến “CHUYỂN ĐỔI SỐ” toàn diện công ty. Muốn năng cao nâng lực quản lý, tăng năng suất lao động, gia tăng biên độ lợi nhuận thì phải số hoá toàn bộ hoạt động cốt lõi của doanh nghiệp, đó chính là Áp dụng GIẢI PHÁP HOẠCH ĐỊNH NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP (ERP). Với kinh nghiệm triển khai thành công cho các doanh nghiệp trong ngành, Giải pháp ExpertERP của GMC sẽ giúp Quý doanh nghiệp đạt được các mục tiêu then chốt này.
MÔ HÌNH THÀNH CÔNG
MÔ HÌNH GIẢI PHÁP HOẠCH ĐỊNH NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP EXPERT ERP
- Quản lý toàn bộ thông tin khách hàng tiềm năng và truyền thống, cho phép thực hiện các chiến dịch tiếp thị, quảng cáo theo chính sách công ty.
- Quản lý toàn bộ các hoạt động chăm sóc, thông tin trao đổi-làm việc, theo đuổi khách hàng của đội ngũ tiếp thị - bán hàng.
- Giúp quản lý toàn bộ thông tin nhà cung cấp, lịch sử giao dịch, giá cả, chính sách thanh toán, giao hàng, chất lượng dịch vụ bảo hành sản phẩm, đánh giá nhà cung cấp.
- Hỗ trợ Phòng mua hàng lập Kế hoạch mua hàng, cung ứng căn cứ từ Kế hoạch kinh doanh chung của công ty. Giúp theo dõi và quản lý đơn hàng từ lúc mua đến lúc về kho, kiểm tra chất lượng, nhập kho.
- Hỗ trợ Phòng Nhân Sự quản lý toàn bộ thông tin nhân viên, phân ca, chấm công, tính toán lương, thưởng, BHXH-BHYT-Thuế TNCN, … Thiết lập, đánh giá và theo dõi chỉ tiêu năng suất cá nhân (KPI) cho từng bộ phận, phòng ban.
- Hỗ trợ xây dựng các Kế hoạch Bán hàng – Mua hàng – Cung ứng – Hậu mãi.
- Đặc biệt đội ngũ Sales; Giao hàng; Kho áp dụng mobile app, đơn giản, dễ sử dụng, số liệu tức thời, chính xác, giúp Ban Lãnh Đạo có số liệu tổng hợp “real time” để có quyết định kịp thời, đúng đắn.
- Toàn bộ dữ liệu do các phòng, ban nhập liệu sẽ chạy về Phòng Kế toán-Tài chính để kiểm tra, xác thực, tính toán tồn kho, chi phí, lãi lỗ, cân đối dòng tiền thu-chi, vay vốn, đầu tư, … tham mưu tức thời khi BGĐ cần số liệu báo cáo.
♦ QUY TRÌNH QUẢN LÝ BÁN HÀNG
QUY TRÌNH TỔNG THỂ
QUY TRÌNH DUYỆT CA (CREDIT ADVICE)
QUY TRÌNH MUA HÀNG
QUY TRÌNH THỰC HIỆN ĐƠN HÀNG
QUY TRÌNH NHẬN HÀNG
QUẢN LÝ TỒN KHO
♦ GIAO DIỆN PHẦN MỀM TIÊU BIỂU
CẤU HÌNH QUY TRÌNH BÁN HÀNG
Bảng giá
Điều kiện áp dụng
Chương trình khuyến mãi
Chương trình chiết khấu
Cấu hình duyệt tín dụng
Áp dụng tín dụng cho khách hàng
Duyệt tín dụng cho đơn hàng
QUY TRÌNH BÁN HÀNG
Đơn đặt hàng
Lệnh giao hàng
Phiếu xuất kho
Hoá đơn bán hàng
BÁO CÁO THEO DÕI VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
Báo cáo theo dõi đơn hàng
Sổ chi tiết bán hàng theo hoá đơn
Theo dõi dữ liệu bán hàng
Phân tích bán hàng theo khách hàng
Thống kê sản lượng - Doanh số theo chi nhánh
Thống kê doanh số - Sản lượng theo nhóm hàng
So sánh doanh số chi nhánh
So sánh doanh số giữa 02 năm
Báo cáo kinh doanh
♦ QUẢN LÝ KÊNH PHÂN PHỐI
Thống kê doanh số, sản lượng theo nhóm đại lý
Thống kê sản lượng đại lý mới
Kết quả kinh doanh theo khu vực
Kết quả kinh doanh theo đại lý
Kết quả kinh doanh theo cơ cấu sản phẩm
Kết quả kinh doanh theo sản phẩm chủ lực
Sản lượng đại lý tăng trưởng
Tổng kết hoạt động thị trường
Tổng quan kế hoạch quý theo vùng miền
Tổng quan thực hiện kế hoạch (Quản lý vùng)
Đánh giá sản phẩm chiến lược
Tỷ lệ thực hiện vùng
Sản lượng đại lý mới
Hiệu quả nhân sự theo vùng
Truy vấn sản lượng sản phẩm
Truy vấn sản lượng đại lý
Truy vấn sản lượng theo nhân viên
Truy vấn sản lượng theo vùng miền
So sánh tăng trưởng
Báo cáo sản lượng động (BI Report)
♦ QUẢN LÝ MUA HÀNG
Đề nghị mua hàng
Đánh giá nhà cung cấp
Đơn đặt hàng mua
Theo dõi tình hình mua hàng
♦ QUẢN LÝ TỒN KHO
Cấu hình phương pháp sắp xếp kho
Kiểm soát kho theo kho, Khu vực, Lot
Theo dõi NXT theo movement type
Theo dõi NXT theo lô
Theo dõi NXT theo vị trí kho
Theo dõi hạn sử dụng NVL
Theo dõi trạng thái kho
Theo dõi diện tích còn lại theo kho
♦ BÁO CÁO PHÂN TÍCH DỮ LIỆU
Phân tích doanh số
Mua hàng và công nợ
Tình hình kinh doanh
Dự đoán dòng tiền
Theo dõi tuổi nợ
Sổ cái tổng hợp