24/7 Emergency Service
ENG

Quản lý sản xuất

Quy trình sản xuất

  • Phân chia và tạo cơ cấu công đoạn sản xuất/trung tâm sản xuất nhằm quản lý sự lưu chuyển của nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang và chi phí trong suốt quá trình sản xuất.

  • Khóa/mở khóa một công đoạn sản xuất/trung tâm sản xuất.
  • Truy xuất và báo cáo tình trạng của các công đoạn/trung tâm sản xuất.  
     

Định mức nguyên vật liệu

  • Nhập và quản lý định mức nguyên vật liệu.

  • Tính toán hàm lượng công thức và đơn giá sản phẩm của định mức nguyên vật liệu dựa trên sự thay đổi chất lượng nguyên vật liệu đầu vào và giá thu mua nguyên vật liệu đầu vào.

  • Phê duyệt/khóa định mức nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động lên kế hoạch nhu nguyên vật liệu và/hoặc sản xuất.
     

Hoạch định sản xuất

  • Thiết lập mức tồn kho an toàn/tồn kho tối thiểu/tồn kho tối đa cho từng mặt hàng tồn kho.

  • Kết nối với Phân hệ con Hoạch định nhu cầu Hàng tồn kho của Phân hệ Hàng tồn kho – Quản lý kho để lấy thông tin kế hoạch nhu cầu hàng bán.

  • Tính toán Lịch Nhu Cầu Sản Xuất dựa vào kế hoạch nhu cầu hàng bán, mức tồn kho an toàn và tồn kho đầu kỳ của mặt hàng tồn kho.

  • Phân bổ Lịch Nhu Cầu Sản Xuất vào Lịch Kế Hoạch Sản Xuất. Tích hợp các chiến lược nhằm phân bổ Lịch Nhu Cầu Sản Xuất thành Lịch Kế Hoạch Sản Xuất phù hợp nhằm đảm bảo hiệu quả tối đa của hoạt động sản xuất mà vẫn đảm bảo chu kỳ thời gian sản xuất. 
     

Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu

  • Hoạch định tiến

- Từ Lịch Kế Hoạch Sản Xuất, tính toán và quyết định Lịch Sử Dụng Nguyên Vật Liệu căn cứ vào định mức nguyên vật liệu đã thiết liệu và quy trình thời gian sản xuất.

- Tính toán Lịch Yêu Cầu Nguyên Vật Liệu căn cứ vào Lịch Sử Dụng Nguyên Vật Liệu, mức tồn kho an toàn và tồn kho đầu kỳ của nguyên vật liệu.

- Phân bổ Lịch Yêu Cầu Nguyên Vật Liệu thành Lịch Yêu Cầu Mua Hàng với bộ phận thu mua/cung ứng. Tích hợp các chiến lược nhằm phân bổ Lịch Yêu Cầu Nguyên

- Vật Liệu thành Lịch Yêu Cầu Mua Hàng hợp lý nhằm đảm bảo hiệu quả của hoạt động mua hàng và đảm bảo thời gian cung ứng từ nhà cung cấp.  

  • Hoạch định lùi

- Khi Lịch Yêu Cầu Mua Hàng được bộ phận thu mua/cung ứng thực hiện thành các Đơn Đặt Hàng/Phiếu Nhận Hàng, hệ thống sẽ tự động tính toán Lịch Nhận Nguyên Vật Liệu.

- Dựa trên so sánh giữa Lịch Yêu Cầu Nguyên Vật Liệu và Lịch Nhận Nguyên Vật Liệu, hệ thống sẽ tự động phát hiện những thời điểm thiếu hụt nguyên vật liệu để báo động cho nhân viên có trách nhiệm xử lý.

- Dựa trên Lịch Nhận Nguyên Vật Liệu, hệ thống sẽ tự động tính toán và phân bổ nguyên vật liệu có sẵn/đã được đặt mua vào các Lệnh Sản Xuất tương ứng trong Lịch Kế Hoạch Sản Xuất.
 

Thực hiện lệnh sản xuất

Sắp xếp lịch sản xuất cho các Lệnh Sản Xuất đã được lên kế hoạch đưa vào sản xuất dựa theo các tiêu chí định trước:

  • Tính cấp bách của lượng hàng đầu ra của Lệnh Sản Xuất.

  • Quy mô Lệnh Sản Xuất.

  • Nguyên vật liệu phục vụ cho Lệnh Sản Xuất.

  • Máy móc thiết bị phục vụ cho Lệnh Sản Xuất.

  • Nhân công phục vụ cho Lệnh Sản Xuất.

  • Phê chuẩn Lệnh Sản Xuất đưa vào sản xuất thực sự. Phân bộ Lệnh Sản Xuất thành các Lô Sản Xuất

  • Nhập và quản lý hồ sơ của các Lô Sản Xuất.

  • Tạo các Phiếu Yêu Cầu Xuất Nguyên Vật Liệu (Material Transfer Note) với bộ phận kho (qua Phân hệ Hàng tồn kho – Quản lý kho). Theo dõi tình hình giao nhận nguyên vật liệu từ kho đến bộ phận sản xuất.

  • Theo dõi tình trạng/chi phí/sản phẩm đầu ra của từng Lô Sản Xuất tại từng công đoạn sản xuất/từng quy trình sản xuất.

 

QUY TRÌNH TỔNG QUAN

QUẢN LÝ SẢN XUẤT

MỘT SỐ MÀN HÌNH GIAO DIỆN PHÂN HỆ QUẢN LÝ SẢN XUẤT


QUẢN LÝ SẢN XUẤT

Figure 1: Định mức sản xuất (Đa cấp)

 

QUẢN LÝ SẢN XUẤT

Figure 2: Kế Hoạch Sản Xuất Tổng Thể (MPS)

 

QUẢN LÝ SẢN XUẤT

Figure 3: Lịch Sản Xuất (Production Calendar)

 

QUẢN LÝ SẢN XUẤT

Figure 4: Lệnh Sản Xuất (Work Order)

 

QUẢN LÝ SẢN XUẤT

Figure 5: Báo cáo theo dõi tiến độ sản xuất