24/7 Emergency Service
ENG

ERP may mặc

TỔNG QUAN

Sau thế kỷ 20, ngành dệt may đã dần trở thành ngành công nghiệp sản xuất quy mô lớn. Dịch chuyển từ cách thức sản xuất thủ công (Trang phục được may theo số đo từng người với chi phí khá đắt) sang sản xuất công nghiệp, phục vụ nhu cầu đại chúng với chi phí thấp. Các mẫu trang phục mới liên tục ra đời với kiểu dáng, mẫu mã, chất liệu, màu sắc đa dạng, giá bán phù hợp với nhiều phân khúc khách hàng khác nhau. Công đoạn sản xuất liên tục dịch chuyển về nơi có chi phí sản xuất thấp, từ Bắc Mỹ, Tây Âu sang Nhật Bản rồi chuyển sang Hongkong, Đài Loan, Hàn Quốc, tới Trung Quốc và chuyển dần tới các nước Nam Á và châu Mỹ Latinh.

Đối với Việt Nam, dệt may là ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 2 cả nước, giải quyết việc làm cho số lượng lớn người lao động (chiếm hơn 20 % lao động khu vực công nghiệp và gần 5% tổng lực lượng lao động cả nước). Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu chủ yếu là từ các doanh nghiệp FDI. Các doanh nghiệp FDI lĩnh vực sản xuất hàng may mặc tuy chỉ chiếm khoảng 25% về số lượng nhưng đóng góp tới hơn 60% kim ngạch xuất khẩu.

May mặc

 

QUY TRÌNH SẢN XUẤT

May mặc

THUẬN LỢI VÀ THÁCH THỨC CHUNG

Năm 2020, tổng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm của ngành dệt may đạt khoảng 35 tỷ USD, giảm 9,8% so với năm 2019. Năm 2021 mặc dù tình hình kinh tế xã hội Việt Nam bị ảnh hưởng lớn do dịch bệnh nhưng phần lớn các doanh nghiệp trong ngành đã có đơn hàng đến hết quý 3 và thậm chí đến cuối năm. Sở dĩ có sự phục hồi này là do nhu cầu mua sắm hàng hóa tiêu dùng tại các thị trường xuất khẩu chính là Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản... tăng rõ rệt. Hiện tại, các doanh nghiệp dệt may đang có đơn hàng ổn định. Do đó, mục tiêu đạt 40 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu của ngành Dệt may trong năm 2021 hoàn toàn khả quan.

Tuy nhiên, chặng đường phía trước, ngành Dệt may đang đối mặt với nhiều thách thức từ diễn biến phức tạp của dịch bệnh. Theo Hiệp hội dệt may Việt Nam, đã có ít nhất 45 doanh nghiệp dệt may phải tạm dừng sản xuất từ khi dịch Covid-19 bùng phát trở lại hồi tháng 05/2021. Các nhà máy buộc phải dừng hoạt động đứng trước áp lực vừa “đội” chi phí sản xuất, vừa phải lo nguồn tiền trả lương cho công nhân, rồi lo sợ việc đền bù khách hàng hoặc phải đổi phương thức vận chuyển đắt hơn để kịp thời gian giao hàng. Chỉ cần 14-21 ngày ngưng sản xuất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch sản xuất cả năm 2021.


May mặc

CÁC YÊU CẦU QUẢN LÝ ĐẶC THÙ

Doanh nghiệp dệt may sản xuất hoặc gia công chủ yếu theo Đơn đặt hàng/ Hợp đồng nên quá trình theo dõi từ khâu Kinh doanh – Lập kế hoạch sản xuất - Chuẩn bị vật tư sản xuất - Thống kê sản xuất - Nhập kho bán thành phẩm-thành phẩm đều phải gắn theo Đơn đặt hàng/Hợp đồng.

  • Đối với Phòng bán hàng:

- Tính toán để xây dựng Đơn hàng mẫu.

- Hỗ trợ xác định “Dự Toán Giá Thành” , là cơ sở lập Bảng Giá cho khách hàng.

- Hỗ trợ phòng kinh doanh xác định được thời gian đáp ứng giao hàng dựa vào năng lực sản xuất của nhà máy và năng suất sản xuất cho từng mã hàng.

- Sau khi ký Đơn hàng/ Hợp đồng thì phải quản lý được các thay đổi, phát sinh theo yêu cầu của khách hàng.

- Theo dõi tiến độ sản xuất theo từng đơn hàng và thời gian dự kiến giao hàng theo thực tế sản xuất.
 

May mặc
 

  • Đối với Phòng mua hàng:

- Hỗ trợ để xác định Kế Hoạch Mua Hàng nhằm tối ưu tồn kho nhưng vẫn đảm bảo được đầy đủ Nguyên Vật Liệu Phục Vụ cho Kế Hoạch Sản Xuất và dự phòng cho Kế hoạch Bán Hàng.

- Quản lý, cân đối vật tư đáp ứng các biến động thường xuyên của Kế hoạch sản xuất.

- Xác định chu kỳ, vòng quay hàng tồn kho theo thời điểm để lên lên Kế hoạch mua hàng phù hợp.

- Hỗ trợ Kiểm Soát tốt và đánh giá được lịch sử biến động giá bán của từng loại Nguyên Vật Liệu để có đề xuất lựa chọn Nhà Cung Cấp phù hợp với Nhu Cầu Mua Hàng với Chi phí tốt nhất.

- Đánh giá, xếp hạng Nhà cung cấp để có sự lựa chọn đúng đắn, mang lại lợi ích tốt nhất cho công ty.
 

May mặc
 

  • Đối với Quản lý kho:

- Quản lý xuất-nhập-tồn kho theo lô, theo vị trí, theo hạn sử dụng đối với nguyên liệu, vật tư có hạn sử dụng.

- Xác định số lượng tồn kho tối đa, tối thiểu phù hợp.

- Kiểm soát xuất vật tư/ nhập bán thành phẩm, thành phẩm theo lệnh sản xuất.

- Quản lý số lượng tồn kho khả dụng theo Đơn hàng mua và Lệnh sản xuất.
 

May mặc
 

  • Đối với Quản lý sản xuất:

- Kế hoạch và Sản xuất thực tế gắn với Đơn hàng/ Hợp đồng.

- Kiểm soát được Sản Xuất Theo Lô, là cơ sở để truy vết lô sản xuất trong tương lai.

- Yêu cầu sản xuất thường bị thay đổi nên việc lập kế hoạch, công tác chuẩn bị (nhân sự, vật tư, máy móc, …) và triển khai sản xuất cũng phải thay đổi cho phù hợp.

- Phải phân rã Lệnh Sản xuất tới từng công đoạn với sản lượng sản xuất phù hợp dựa vào cân bằng tồn kho của từng Bán Thành Phẩm Công Đoạn.

- Phải cân bằng được Nguyên Vật Liệu phục vụ sản xuất, cho phép thay thế Nguyên Vật Liệu ngay tại lúc lập Kế Hoạch và là cơ sở kiểm soát Vật Tư phục vụ cho Sản xuất sau này.

- Phải hỗ trợ Phòng Kế Hoạch sản xuất lập được kế hoạch sản xuất tự động dựa vào năng suất nguồn lực sản xuât ( máy móc/ nhân công/ …) theo từng spec của mã hàng theo công đoạn sản xuất.

- Hỗ trợ tốt công tác Chất Lượng (QC) ở các công đoạn sản xuất.

- Thống kê được Kết Quả Sản Xuất Trên chuyền ở từng công đoạn sản xuất và thực tế Vật Tư Tiêu Hao cho từng công đoạn sản xuất.

- Bộ Phận Kế Hoạch có thể theo dõi tức thì tiến độ sản xuất, tiến độ sản xuất dự kiến dựa vào thực tế sản xuất và thời điểm giao hàng dự kiến. Hỗ trợ được phòng kế hoạch kịch bản nào phù hợp để đáp ứng được tiến độ đã cam kết dựa vào tình hình thực tế ( Tăng ca, tăng nguồn lực sản xuất,…).
 

May mặc
 

  • Đối với Quản lý máy móc, thiết bị:

- Cần có Kế hoạch bảo dưỡng, bảo trì máy móc, thiết bị.

- Lập Kế hoạch và thực hiện việc bảo trì, bảo dưỡng phù hợp với kế hoạch sản xuất.

- Phải dự trù được nhu cầu vật tư thường xuyên và đột xuất để phục vụ cho công tác bảo dưỡng định kỳ và sửa chữa, khắc phục nhanh các sự cố hỏng hóc máy móc đột xuất.

- Phải có lịch sử bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa máy móc thiết bị cùng với danh sách các Nhà cung cấp vật tư, thiết bị, lịch sử giao dịch, giá cả, thời gian giao hàng, …

- Cần có dữ liệu thông tin về số giờ hoạt động của máy, … để cảnh báo nhu cầu bảo dưỡng máy móc, thiết bị, phòng tránh các hỏng hóc đột xuất.
 

May mặc

MÔ HÌNH THÀNH CÔNG

ERP may mặc

PHẠM VI TRIỂN KHAI

May mặc

HIỆU QUẢ MANG LẠI

- Quản lý toàn bộ thông tin khách hàng tiềm năng và truyền thống, cho phép thực hiện các chiến dịch tiếp thị, quảng cáo theo chính sách công ty.

- Quản lý toàn bộ các hoạt động chăm sóc, thông tin trao đổi-làm việc, theo đuổi khách hàng của đội ngũ tiếp thị - bán hàng. Giúp quản lý việc tính toán Đơn hàng mẫu, tính toán giá thành kế hoạch & thời điểm giao hàng dự kiến để xây dựng Bảng giá theo yêu cầu khách hàng.

- Hỗ trợ phòng kinh doanh theo dõi được tiến độ sản xuất theo từng đơn hàng quản lý và xác định được thời gian giao hàng dựa trên thực tế sản xuất nhằm giúp tăng chất lượng phục vụ khách hàng.

- Giúp quản lý toàn bộ thông tin nhà cung cấp, lịch sử giao dịch, giá cả, chính sách thanh toán, giao hàng, chất lượng dịch vụ bảo hành sản phẩm, đánh giá nhà cung cấp.

- Hỗ trợ Phòng mua hàng lập Kế hoạch mua hàng, cung ứng căn cứ từ Kế hoạch kinh doanh & sản xuất chung của công ty. Giúp theo dõi và quản lý đơn hàng từ lúc mua đến lúc về kho, kiểm tra chất lượng, nhập kho.

- Hỗ trợ Phòng Nhân Sự quản lý toàn bộ thông tin nhân viên, phân ca, chấm công, tính toán lương, thưởng, BHXH-BHYT-Thuế TNCN, … Thiết lập, đánh giá và theo dõi chỉ tiêu năng suất cá nhân (KPI) cho từng bộ phận, phòng ban.

- Hỗ trợ xây dựng các Kế hoạch Bán hàng – Mua hàng – Cung ứng – Sản xuất.

- Hoạch định tự động kế hoạch sản xuất dựa vào năng lực sản xuất của từng nguồn lực sản xuất trong nhà máy bằng khả năng xác định được năng suất máy móc/nhân công/ công cụ theo từng Spec sản phẩm trong từng công đoạn.

- Từ Kế hoạch sản xuất theo đơn hàng/ hợp đồng (Make to order) hoặc sản xuất nhập kho (Make to stock) là có thể tham chiếu tức thời số liệu về tồn kho khả dụng; hàng đã đặt mua; hàng trên đường về kho; bán thành phẩm (trong kho; trên chuyền), … tính toán nguồn lực (NVL-Vật tư-Máy móc-Công nhân-Thời gian) để đáp ứng theo yêu cầu sản xuất của đơn hàng/ hợp đồng hoặc nhập kho.

- Đặc biệt thống kê sản xuất theo công đoạn bằng mobile app, đơn giản, dễ sử dụng, số liệu tức thời, chính xác, giúp Ban Lãnh Đạo có số liệu tổng hợp “real time” để có quyết định kịp thời, đúng đắn.

- Toàn bộ dữ liệu sản xuất – kinh doanh do các phòng, ban nhập liệu sẽ chạy về Phòng Kế toán-Tài chính để kiểm tra, xác thực, tính toán tồn kho, chi phí, lãi lỗ, cân đối dòng tiền thu-chi, vay vốn, đầu tư, … tham mưu tức thời khi BGĐ cần số liệu báo cáo.
 

May mặc

EXPERT ERP - CÁC TÍNH NĂNG NỔI TRỘI

ĐỊNH MỨC SẢN XUẤT

Cho phép quản lý nhiều revision.

- Hỗ trợ định nghĩa nhanh định mức theo size, color.

- Quản lý nhiều phiên bản


ERP may mặc

HOẠCH ĐỊNH CÔNG VIỆC SẢN XUẤT
Hệ thống tự động tính toán chi tiết công việc cần sản xuất cho từng chi tiết BTP, công đoạn. Là cơ sở để kế hoạch ban hành thẻ giao việc xuống từng phân xưởng/chuyền

Hệ thống cho phép cân đối hàng gia công: Dựa vào cân đối gia công, tính lại chi tiết công việc cần sản xuất và đề nghị mua hàng/gia công
 
ERP may mặc

ERP may mặc
HOẠCH ĐỊNH NGUYÊN VẬT LIỆU CHO LSX

Hệ thống tự động tính toán:

- Dự tính NVL Sử dụng cho từng Lệnh Sản Xuất và lập Đề Nghị xuất kho cho LSX được lập.

- Tính toán và tập hợp được Nguyên liệu (Fabric, Trim) theo size và màu.

- Cho phép thay thế NVL bằng NVL tương đương. Kiểm soát quy trình xuất vật tư dựa vào plan thay thế.

- Cho phép thay thế công việc sản xuất bằng NVL không đủ tồn kho.

- Cho phép thay thế công việc sản xuất bằng NVL/BTP tương đương đã có tồn kho.


ERP may mặc

ERP may mặc

LẬP LỊCH SẢN XUẤT CHO CHUYỀN

Phần mềm cho phép:

- Chọn nhiều LSX, nhiều mã hàng theo thứ tự ưu tiên để Lên Lịch Sản Xuất.

- Tự động tính toán ngày sẵn sàng vật tư vật tư (Fabric).

- Dựa vào năng lực của từng chuyền để phân bổ và tính toán kế hoạch sản xuất cho chuyền theo ngày.

- Cho phép Người lập kế hoạch điều chỉnh độ ưu tiên, điều chỉnh số lượng sản xuất sau khi lập kế hoạch tự động.


ERP may mặc

ERP may mặc

THỰC THI SẢN XUẤT

Khả năng:

- Tạo KQSX từ Job ticket

- Ghi nhận và quản lý sản lượng chat chẽ dựa theo Bundle ( bó ) vải sau khi cắt.

- Hỗ trợ scan bundle no để ghi nhận nhanh sản lượng ở các khâu Cutting, Sewing, Finishing

- Kiểm soát gia công theo Bundle

- Cho phép QC ghi nhận sản lượng đạt, không đạt, NCR, hàng huỷ cho từng KQSX (Nếu có cấu hình QC tại công đoạn).


ERP may mặc

QUẢN LÝ MUA HÀNG

Khả năng:

- Tính toán Kế hoạch NVL theo từng Size, Color và tạo PR/PO theo Kế hoạch được duyệt

- Thiết lập quy trình phê duyệt cho từng loại PR/PO.

- Quản lý Bảng Giá Mua.

- Kiểm soát quy trình đánh giá NCC cho từng PR trước khi tạo PO

- Khả năng định nghĩa các template Chi phí mua hàng và áp dung cho từng PO ( nếu có).

- Hỗ trợ phòng Mua Hàng theo dõi tình trạng từng PO bất kỳ lú nào.

- Phân quyền chặt chẽ các nhóm mua hàng chỉ xem/ tạo PR/PO theo nhóm
 

ERP may mặc

ERP may mặc

BÁO CÁO TRUY VẤN SẢN XUẤT

ERP may mặc

ERP may mặc

BÁO CÁO PHÂN TÍCH - ANALYSIS REPORTS

BÁO CÁO THÔNG MINH

ERP may mặc

ERP may mặc

ERP may mặc

MOBILE APP EXPERT ERP

DUYỆT ĐƠN ĐẶT HÀNG

ERP may mặc

KIỂM SOÁT CẤP VẬT TƯ SẢN XUẤT​

ERP may mặc

LỊCH SẢN XUẤT THEO LSX & CHUYỀN (NGÀNH MAY)​


ERP may mặc

​GHI NHẬN KẾT QUẢ SẢN XUẤT

ERP may mặc

​PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH MUA HÀNG

ERP may mặc

​PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ TỒN KHO

ERP may mặc

​TỔNG QUAN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

ERP may mặc